No Widget Added

Please add some widget in Offcanvs Sidebar

Giỏ hàng

shape
shape

Bí kíp Tạo Chiến Dịch Scandal Content Nhưng Không Phá Hủy Thương Hiệu

  • Trang chủ
  • Chia sẻ
  • Bí kíp Tạo Chiến Dịch Scandal Content Nhưng Không Phá Hủy Thương Hiệu

skinet khoa hoc marketing online viet tri, phu tho

Tranh cãi luôn là điều rất tốt cho việc tiếp thị thương hiệu của bạn, những chiến dịch gây tranh cãi luôn viral và xây dựng thương hiệu rất tốt. Thế nhưng không phải ai cũng có thể làm được một chiến dịch gây tranh cãi thông minh mà không phá bỏ đi hình ảnh thương hiệu. Cùng tìm hiểu những mẹo dưới đây để lên chiến lược tiếp thị nội dung gây tranh cãi cho doanh nghiệp của bạn.

Nhưng trước tiên hãy trả lời được ba câu hỏi sau:

Mức độ tranh cãi
Các chủ đề tranh cãi
Mối liên hệ giữa cuộc tranh luận, cuộc trò chuyện và thương hiệu.

Nghiên cứu của các học giả đã chỉ ra rằng “tranh cãi làm tăng khả năng thảo luận ở mức thấp” , nhưng nếu vượt quá mức tranh cãi vừa phải nó sẽ làm giảm khả năng thảo luận và tương tác của bài viết đó.

Vì vậy, bạn có ý định làm gì nếu bạn muốn thêm đúng số lượng tranh cãi vào chiến dịch tiếp thị của mình mà không đi quá xa dẫn đến phá hỏng cả thương hiệu? Đây thực sự vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho tên tuổi của thương hiệu vang xa đến khó ngờ.

Mẹo 1: Hãy chọn tranh cãi đúng

Cũng giống như có nhiều mức độ tranh cãi khác nhau, có nhiều loại chiến dịch gây tranh cãi mà bạn có thể thực hiện:

Chiến dịch gây sốc
Chiến dịch Taboo
Chiến dịch có thể tranh luận

Các chiến dịch gây Shock và Taboo là những chiến dịch kích động bình luận rộng rãi về một chủ đề gây tranh cãi; ví dụ, một một tấm áp phích vô thần cho thấy hai linh mục hôn nhau. Điều này sẽ khiến những người theo đạo gây tranh cãi nảy lửa, bởi đối với người theo đạo tấm áp phích ấy sẽ khá khó chịu nhưng trong con mắt của những người vô thần nó lại hoàn toàn bình thường.

skinet khoa hoc marketing online viet tri, phu tho

Bạn nên chọn một chiến dịch có thể tranh cãi .

Bằng cách đó, bạn vẫn có thể khuấy động một cuộc tranh luận, nhưng hãy để mọi người quyết định nơi họ đứng trên đó. Các chiến dịch có thể tranh luận không chỉ dựa vào việc quản lý cú sốc cảm xúc hoặc kích hoạt sự tò mò của họ, tạo thành nhiều  phản hồi sẽ hiếm khi gây thiệt hại cho thương hiệu của bạn.

Với một chiến dịch kiểu gây ra tranh cãi gay gắt, sẽ có thể khiến người tiếp cận với nội dung đó bị xúc phạm hoặc bị tổn thương khi họ bị cuốn vào điều ấy, họ sẽ phải vào tranh luận, nhưng tất cả mọi người tham gia vào cuộc tranh luận sẽ nhận thức được thương hiệu của bạn.  Vì mục đích bạn gây ra tranh luận cuối cùng chính là như vậy. Và điều này có thể thúc đẩy để hoạt động kinh doanh bước lên một bước. Ít nhất là dư luận đã biết đến bạn nhiều hơn so với trước kia, và đây chính là đòn bẩy cho những quá trình kinh doanh và truyền thông sau này.

Một cách khác để khai thác thành công tranh cãi cho thương hiệu của bạn là bằng cách thực hiện một lập trường táo bạo ủng hộ về một vấn đề đang bị dư luận xã hội tranh cãi không có hồi kết.

Ví dụ điển hình hãy nhìn cách Oreo đã làm

Họ xuất hiện trong sự ủng hộ mạnh mẽ của quyền đồng tính với một bài đăng trên Facebook có chứa hình ảnh của một cookie nhiều màu trong cùng một cấu hình như cờ cầu vồng Gay Pride. (Cờ biểu tượng cho sự ủng hộ người đồng tính).

skinet khoa hoc marketing online viet tri, phu tho

Kết quả?

Vâng, hình ảnh đã gây ra cuộc tranh luận khốc liệt giữa 27 triệu người hâm mộ trên trang Facebook của công ty. Trong khi Oreo đã chống lại một số người chưa ủng hộ cho việc kết hôn đồng tính, đồng thời Oreo lại ủng hộ cho những người đồng tính và được cả sự đồng thuận của những người ủng hộ người kết hôn đồng tính.

Với hơn 50.000 bình luận và 300.000 lượt thích, nó đã thành công đến nỗi thậm chí còn có một yêu cầu cho Oreo để sản xuất các bánh kem cầu vồng thực tế. Đánh giá một cách khách quan thì Oreo là một thương hiệu ‘dũng cảm’ vì đã đứng lên can đảm  bày tỏ quan điểm vào một vấn đề gây tranh cãi.

Bài học rút ra từ Oreo trong việc gây chiến dịch tranh cãi là gì?

Giữ cho chiến dịch của bạn có thể gây tranh cãi liên tục và không ngắt đoạn
Hãy đứng trên một vấn đề gây tranh cãi và tập trung chiến dịch của bạn xung quanh đó.

Mẹo 2: Kết nối tranh cãi với thương hiệu của bạn

Như hình ảnh dưới đây là một vấn đề gây tranh cãi cho bình đẳng giới với câu hỏi:” Phụ nữ nên làm gì”

Sẽ có rất nhiều câu trả lời sau đó: Phụ nữ nên ở nhà, phụ nữ nên vào bếp….vv…

Điều này sẽ tạo nên tranh cãi  cho nhiều người về quyền của phụ nữ. Vậy bạn nên liên kết tranh cãi này với thương hiệu của bạn như thế nào?

Hãy đồng đồn tình với quan điểm nào đó ban cho rằng nó gây ra tranh cãi nhiều hơn, nhưng hãy kết nối với thương hiệu của bạn. Nếu bạn bán mỹ phẩm, hãy nói phụ nữ nên làm đẹp.

skinet khoa hoc marketing online viet tri, phu tho

Hoặc gay gắt hơn, hãy thử sử dụng một cách nhạy cảm: Phụ nữ có thể làm tất cả cá điều trên nhưng phải biết làm…tình. Nếu như thương hiệu của bạn bán đồ lót gợi cảm, bán thuốc về sinh lý chẳng hạn,  băng vệ sinh hay dung dịch vệ sinh cũng có thể áp dụng phương pháp này. Rõ ràng sáng tạo không bao giờ có giới hạn.

Mẹo 3: Phải có kế hoạch quản lý khủng hoảng

Như chúng ta đã thảo luận, các chiến dịch tiếp thị gây tranh cãi, bạn sẽ khó đo lường được mức độ rủi ro khi thực hiện vì vậy bắt buộc luôn phải có kế hoạch quản lý khủng hoảng nếu có.

Trước khi khởi chạy chiến dịch của bạn, bắt buộc phải thảo luận và có kế hoạch quản lý khủng hoảng để xử lý bất kỳ phản ứng dữ dội nào.

Bằng cách đó, bạn sẽ không phải lúng túng trong một phòng hội nghị cùng nhau đưa ra một thông cáo báo chí trong bối cảnh một cơn bão truyền thông xã hội. Một hệ thống phản hồi tốt là rất quan trọng để quản lý thương hiệu hiệu quả và duy trì tính toàn vẹn chiến dịch của mình.

Nói cách khác, có một phản ứng chu đáo và chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những rủi  ro nếu chẳng may nó xảy ra.

 

Để lại một bình luận

Your Địa chỉ email will not be published. Required fields are marked *

Đăng ký

0
Giỏ hàng
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng